Bây giờ nói đến địa danh Phan Thiết tại sao có ?
Có một số giả thiết về tên gọi của Phan Thiết và phần lớn đều chấp nhận rằng, "Phan Thiết" không phải là một cái tên thuần Việt:
- Khi chưa có người Việt định cư, người Chăm ( hay người Chàm ) gọi vùng đất này là "Hamu Lithít" - "Hamu" là xóm ruộng bằng, "Lithít" là ở gần biển.
- Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt.
- Lâu dần, âm cuối "Lithit" lại được gắn liền với âm "Phan" tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Tiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết.
- Người Việt đã phiên âm lại cách gọi tên của người Chăm trước đó: Mang-lang (Phan Rang), Mang-lý (Phan Rí), Mang-thít (Phan Thiết). Ba địa danh này được gọi chung là "Tam Phan".
- Po Thit (hoàng tử em của công chúa Po Sah Inư, con của vua Chăm Par Ra Chanh, tức Trà Chanh) đóng đồn trấn ngữ vùng đất này vào thế kỷ XIV được người Việt đọc trại ra mà thành Phan Thiết.
Ngày nay, yếu tố "Phan" còn xuất hiện nhiều trong các địa danh ở tỉnh Bình Thuận như: Sông Phan, Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành, Phan Lâm, Phan Sơn...
Lịch sử thành lập Phan Thiết thời Pháp :
· Ngày 4 tháng 11 năm 1910, Toàn quyền Đông Dương A.Klobukowski ra quyết định về Phan Thiết.
Lúc này Phan Thiết chính thức bao gồm 16 làng xã.
Bên hữu ngạn sông: Đức Thắng, Thành Đức, Nhuận Đức, Nam Nghĩa, Lạc Đạo, Tú Long; bên tả ngạn sông: Long Khê, Phú Trinh, Trinh Tường, Đảng Bình, Quảng Bình, Thiện Mỹ, Thiện Chánh, Xuân Hoà, An Hải, Sơn Thuỷ (năm làng sau trước đây là thuộc khu vực Phố Hài).
Có thêm địa danh mới như Nam Nghĩa, Quảng Bình (dân Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Quảng Bình di cư vào Phan Thiết).
Ngày 6 tháng 1 năm 1918, Khâm Sứ Trung Kỳ Charles quyết định Phú Hài (tên gọi mới của Phố Hài) tách ra khỏi Phan Thiết để nhập về lại tổng Lại An của huyện Hàm Thuận. Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở Phan Thiết.
Thị xã Phan Thiết liên tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận từ đó.
Đặt chân lên thành phố Phan Thiết…bạn thấy tháp nước lừng danh bên bờ sông Cà Ty Phan Thiết .
Sông Cà Ty là nhành của sông Cái , cao trên 250 mét . Chảy ngang Mường Mán , Phan Thiết rồi đổ vào vũng Phan Thiết rồi ra khơi . Từ đầu nguồn đến cuối nguồn dài 56 km.
Tháp nước Phan Thiết - Đây là công trình thiết kế , vẽ mẩu và xây dựng tháp nước cho thành phố Phan Thiết.
Khởi công vào năm 1928 – ( mang tên Pháp là : Usine Des Eaux de Phan Thiet ) xong vào năm 1934 do kiến trúc sư Souvanouvong người Laos .
Tháp nước Phan Thiết cao 32 mét . Nhìn từ biền Phan Thiết là thấy tháp nầy ngó xuống sông Cà Ty chảy xuyên thành phố Phan Thiết .
Ông là hoàng thân triều đình xứ Vạn Tượng ( Laos ) – gọi là Prince Souvanouvong.
Anh em là Prince Souvana Phouma và Prince Boun Oum
Ông sanh vào năm 1909 . Khi học xong Tiểu học tại Laos , thì ông xuống Saigon tiếp tục học Trung Học ( đây là điều lệ của Pháp . Hai nước Campuchia và Laos thuộc Đông Dương . Dông Dương dưới sự cai trị của quan toàn quyền Pháp đặt tại Hà Nội . Học sinh muốn học Trung học thì phải xuống Saigon hay ra Hà Nội mà học tiếp . Trong khi đó dân Saigon có thể sang du học bên Pháp trực tiếp , dể dàng .
Hoàng thân Norodom Shinanouk phải xuống Saigon học Trung học tại trường Collège Chasseloup Laubat .
Trường nầy mục đích dạy học cho con cháu người Pháp . Sau đó họ nhận thêm học trò người Việt , nhưng phải có quốc tịch Pháp hoặc người Pháp đở đầu mới vào được .
Y như trường Trung học Taberd Saigon ( sau đó TT. Diệm bắt đổi tên thành Lasan Taberd Saigon ) , học sinh toàn là người có đạo Thiên Chúa . Nếu học sinh ngoài đạo T.C thì phải có người có đạo T.C. giới thiệu mới vào học được ( như chúng tôi chẳng hạn )
Sau năm 1954 trường đổi tên thành Jean Jacques Rousseau, đa số là học sinh người Việt , vì Pháp trả lại độc lập cho miền Nam sau hiệp định Geneve .
Năm 1967 sau khi TT Ngô Đình Diệm bị lật đỗ ( năm 1963 ) thì trường nầy đồi tên thành Lê Quý Đôn cho đến bây giờ .
Học sinh danh tiếng trường là :
Phạm Công Tắc ( Giáo chủ Cao Đài giáo )
Cao Triều Phát ( Cao Đài )
Nguyển An Ninh, Trần văn Giàu , Nguyễn văn Hưởng , Vương hồng Sển , Phạm ngọc Thảo , Trịnh công Sơn , Trịnh xuân Thuận ( khoa học gia Việt Mỹ ) và Lưu văn Lang ( người đời gọi là Bác vật Lưu Văn Lang )
Thời đó tại Đông Dương ( Việt – Miên – Lào ) thì chỉ có 2 người học giỏi tột độ .
Đó là Kỷ sư Lưu văn Lang , ông tốt nghiệp ưu hạng trường Kỹ sư Bá nghệ (Ingénieur des Arts et Manufactures de L’École centrale de Paris),
Kế đó là Kỷ sư Souvanouvong ( Hoàng thân Souvanouvong – Prince Souvanouvong ) người Lào ., tốt nghiệp ưu hạng tại trường Trường Quốc gia cầu đường (Ecole National des Ponts et Chauseés)
Chính kỷ sư Souvanouvong lúc làm việc tại Phan Thiết , thì ông vẽ kiểu và là kiến trúc sư trưởng Tháp nước Phan Thiết .
Ngay cả gần trăm nam trôi qua , tháp nước Phan Thiết nầy vẩn không rò rỉ hay hư sụp .
Đây tháp nước Phan Thiết ( xây năm 1928 – Xong 1934 )
Bây giờ chúng ta nói đến một người , dòng họ vua Lào học cực giỏi hơn dòng họ vua Nguyễn tại VN.
Năm 1931, sau khi tốt nghiệp cùng lúc hai văn bằng Khoa học và Văn học nghệ thuật hạng ưu của trường Albert Sarraut, Xuphanuvông tiếp tục du học sang Pháp, vào trường Saint Louis học dự bị đại học. 3 năm sau, Xuphanuvông thi đậu vào Trường Quốc gia cầu đường (Ecole National des Ponts et Chauseés) ( ENPC – 1747 ), chuyên khoa xây dựng các công trình dân sự.
Đầu tháng 6/1937, kỹ sư Xuphanuvông rời cảng Marseille nước Pháp, trở về xứ Đông Dương.
Vừa về tới Sài Gòn, Xuphanuvông đã nhận được bổ nhiệm của quan Toàn quyền J. Brévié về công tác tại Sở Công chánh An Nam Trung kỳ, đóng tại Nha Trang.
Tại đây, với chức vụ kiến trúc sư trưởng, Hoàng thân Xuphanuvông đã thiết kế và chỉ đạo thi công công trình xây dựng các cầu trên quốc lộ 14, cầu trên đường số 19 vượt qua sông Xêrêpốc, góp phần thiết kế công trình thủy điện Đa Nhim...
Bia ghi nhờ sự hiểnlinh cá Ông tại Bình Thuận :
Vị kỹ sư hoàng thân tài ba và tận tâm này đã để lại nhiều công trình thủy lợi nổi tiếng, cho đến nay vẫn còn sử dụng như Tháp nước Phan Thiết -biểu tượng của TP Phan Thiết, Đập nước Bái Thượng - Thanh Hóa, hồ chứa nước sông Rộ, Đập nước Đô Lương - Nghệ An...
Tháng 6/1937, Hoàng thân Souphanouvong tốt nghiệp trường Quốc gia Cầu đường Paris . Theo lẽ thường, Hoàng thân sẽ trở về Lào. Nhưng khi đó, tại Lào chỉ có một tuyến đường lớn và hầu như không có cầu là đường Viêng Chăn – Luang Prabang, nên ông được bổ nhiệm về Sở Công chính Trung kỳ tại Nha Trang (Travaux Publics).
Sáng 13/7/1937, đúng sinh nhật lần thứ 28 của Hoàng thân Souphanouvong, ông đáp tàu hoả từ Sài Gòn ra tới Nha Trang.
Ga Nha Trang được khánh thành ngày 2/9/1936, trước ga có một vườn hoa rộng, hai bên vườn hoa là hai khách sạn - hai toà nhà giống hệt nhau về vẻ ngoài và cùng kiểu dáng kiến trúc, cùng màu sắc với nhà ga.
Ga Nha Trang được khánh thành ngày 2/9/1936, trước ga có một vườn hoa rộng, hai bên vườn hoa là hai khách sạn - hai toà nhà giống hệt nhau về vẻ ngoài và cùng kiểu dáng kiến trúc, cùng màu sắc với nhà ga.
Với sự hài hoà, khoáng đạt, độc đáo của cảnh quan kiến trúc, ga Nha Trang từng được coi là ga đẹp thứ nhì Đông Dương, chỉ sau ga Đà Lạt. Đứng ở sân ga nhìn hai khách sạn giống nhau, Hoàng thân Souphanouvong phân vân chọn nơi tạm trú. Khách sạn ở phía Tây của Hoa kiều A Tỷ có tên Terminus, theo tiếng Pháp nghĩa là Cuối Cùng.
Khách sạn ở phía Đông của ông Nguyễn Văn Sung mang tên Bon Air - Không Khí Trong Lành.
Hoàng thân đã chọn khách sạn ở phía của bình minh, chọn Không Khí Trong Lành. Một lựa chọn định mệnh, không chỉ với riêng ông.
Ông Nguyễn Văn Sung ( Chủ sự Bưu điện Khánh Hoà ) có con gái đầu sinh ngày 21/12/1921 tên là Nguyễn Thị Kỳ Nam , theo tên thứ sản vật quý của Khánh Hoà. 17 tuổi, cô Kỳ Nam có vóc dáng cân đối, nước da trắng, mái tóc đen óng ả, giao tiếp hoạt bát tự nhiên theo phong cách “Tây”.
Tháng 7/1937, cô học sinh trường nữ học Đồng Khánh (Huế) đang được nghỉ hè, phụ giúp cha mẹ ở quầy tiếp tân Bon Air Hotel.
Trai tài gặp gái sắc, tình cảm giữa Hoàng thân xứ Triệu Voi và hoa khôi xứ trầm hương nảy nở rất nhanh.
Ngày 19/1/1938, tiệc cưới của Hoàng thân Souphanouvong và cô Kỳ Nam được tổ chức tại Grand Hotel (nay là Nhà khách 44 Trần Phú, Nha Trang).
Prince Souvanouvong và cô Nguyễn thị kỳ Nam ( 1938 ) Sau ba năm làm Trưởng phòng Kỹ thuật tại Travaux Publics (nay là Bảo tàng Khánh Hoà, 16 Trần Phú), Hoàng thân Souphanouvong được thuyên chuyển sang Mường Phìn (giữa Đông Hà và thị xã Savannakhet, Lào), rồi về Vinh.
Ông đã tham gia thiết kế và phụ trách thi công nhiều công trình như đập Bái Thượng (Thanh Hoá), đập Đô Lương, cầu Yên Xuân (Nghệ An), tháp nước bên sông Cà Ty, nay là biểu tượng của thành phố Phan Thiết…
Lấy chồng, bà Kỳ Nam mang tên Lào là Viêng Khăm (Vienkham, theo tiếng Lào có nghĩa là Thành Vàng, tên cũ của thủ đô Viêng Chăn).
Ông bà có tám con trai, hai con gái.
Tháng 10/1945, Hoàng thân trở về Lào tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của đất nước. Ông được cả thế giới biết đến với danh hiệu “Ông Hoàng Đỏ”. Cho tới khi Hoàng thân mất ngày 9/1/1995, bà Viêng Khăm đã gắn bó với ông gần 60 năm,. Bà mất ngày 1/9/2006.
Tháng 10/1945, Hoàng thân trở về Lào tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của đất nước. Ông được cả thế giới biết đến với danh hiệu “Ông Hoàng Đỏ”. Cho tới khi Hoàng thân mất ngày 9/1/1995, bà Viêng Khăm đã gắn bó với ông gần 60 năm,. Bà mất ngày 1/9/2006.
No comments:
Post a Comment